Tìm hiểu nội dung BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vận chuyển trái phép, hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

768
Đánh giá bài viết

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ  qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại với bất kì hình thức nào. Hành vi vận chuyển trái phép thể hiện sự trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu như không có giấy tờ hoặc có nhưng giấy tờ giả mạo, không khai báo hoặc có thể thuê, nhờ người khác vận chuyển, có thể thể vận chuyển qua đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc qua bưu điện, qua ngân hàng…

 

Ảnh minh họa.

 

– Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể do bất kì người nào đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực TNHS thực hiện. Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.

– Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội vận chuyển tái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại khoản 5 Điều 189 BLHS năm 2015.

– Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm đến chính sách quản lí về ngoại thương của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chũ nghĩa Việt Nam.

Các đối tượng tác động là hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật tương tự như tội phạm buôn lậu.

– Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ  qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại với bất kì hình thức nào. Hành vi vận chuyển trái phép thể hiện sự trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu như không có giấy tờ hoặc có nhưng giấy tờ giả mạo, không khai báo hoặc có thể thuê, nhờ người khác vận chuyển, có thể thể vận chuyển qua đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc qua bưu điện, qua ngân hàng…

– Hành vi vận chuyển trái phép bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

+ Vận chuyển trái phép các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+ Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật, này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các Điều 248, 49, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 BLHS năm 2015. Thì người phạm tội bị tuy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng mà không bị xét xử về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền teek qua biên giới.

+ Vận chuyển di vật, cổ vật không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, nhưng nhiều trường hợp do tính chất nguy hiểm không đáng kể như số lượng cổ vật không nhiều, giá trị cổ vật không lớn..thì có thể vận dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để xác định không phải là vi phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi vận chuyển các loại hàng hóa, tiền tệ là tái phép mà vẫn thực hiện. Người phạm tội vận chuyển hàng hóa không có mục đích buôn bán. Hoặc người vận chuyển thuê, giúp người khác vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trái phép mà không biết, không buộc phải biết mục đích buôn bán của người nhờ, thuê vận chuyển. Đây chính là điểm phân biệt giữa tội phạm buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Quy định hình phạt tại Điều 189 BLHS năm 2015 có nhiều thay đổi so với ĐIều 154 BLHS năm 1999: sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung hình phạt, bỏ tình tiết hàng cấm có số lượng rất lớn/đặc biệt lớn trong khoản 2, 3; bỏ mức phạt tiền (khoản 1 và khoản 4) đồng thời bổ sung  hình phạt tiền là chế tài lựa chọn cùng với các hình phạt chính khác (khoản 2 và khoản 3); bổ sung quy định hình phạt với pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 5), cụ thể như sau:

– Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt tiền tại khoản 1 Điều này được nâng lên so với mức quy định từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng tại khoản 1 Điều 154 BLHS năm 1999.

– Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu:

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức;

+ Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

+ Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Trong đó, tình tiết “có tổ chức” và “ vật phạm pháp là bảo vật quốc gia” là những tình tiết định khung hình phạt mới được bổ sung vào khoản 2 Điều 189 BLHS năm 2015.

– Người phạm tội trong các trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mức phạt tiền tại khoản 4 Điều này được nâng lên so với mức quy định từ 50 triệu đồng đến 10 triệu đồng tại khoản 4 Điều 154 BLHS năm 1999.

– Quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại tại khoản 5 Điều 189 BLHS năm 2015, như sau:

+ Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+Pháp nhân thương mại còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung đó là: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép, hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Tiêu Dao