Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn

312
Đánh giá bài viết

Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Ảnh minh họa.

 

Báo cáo này đã được gửi đến Ủy ban chống tra tấn của Liên hợp quốc để Ủy ban xem xét và đăng công khai lên website của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc. Đây là Báo cáo quốc gia về thực thi một trong chín Công ước cốt lõi, cơ bản của Liên hợp quốc, có nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác Công an, thể hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước ta trong chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Báo cáo gồm có 03 phần như sau:

Phần I: Thông tin chung

Phần II: Các quy định cụ thể:

  • Về thực hiện điều 1: Khái niệm “tra tấn” trong pháp luật Việt Nam
  • Về thực hiện Điều 2:

–  Khoản 1: Các biện pháp phòng ngừa các hành vi tra tấn. Gồm các biện pháp sau: Các biện pháp lập pháp; Các biện pháp hành chính; Các biện pháp tư pháp hoặc những biện pháp khác

– Khoản 2: Quy định của pháp luật bảo đảm quyền không bị tra tấn không bị vi phạm ngya cả  trong tình trạng khẩn cấp hoặc chống khủng bố

– Khoản 3: Các quy định có liên quan đến thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trong các cơ quan công quyền

  • Về thực hiện Điều 3: Về trục xuất; Về dẫn độ; Về trao trả
  • Về thực hiện Điều 4: Nghĩa vụ đảm bảo mọi hành vi tra tấn đều là tội phạm theo pháp luật hình sự quốc gia phù hợp với khái niệm tại Điều 1.
  • Về thực hiện Điều 5: Các biện pháp để thiết lập quyền tài phán của Việt Nam; Các biện pháp có thể tiến hành để thiết lập quyền tài phán trong trường hợp không dẫn độ người phạm tội cho quốc gia khác
  • Về thực hiện Điều 6: Các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan đến việc bắt, giam giữ người nước ngoài hoặc các biện pháp khác để bảo đảm sự có mặt của người nước ngoài bị cáo buộc phạm tội tra tấn; Các quy định có liên quan đến thủ tục, trình tự, thẩm quyền… để thông báo với các quốc gia khác
  • Về thực hiện Điều 7: Các biện pháp để đảm bảo đối xử công bằng đối với người tình nghi phạm tội trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng; Quy định về chứng cứ
  • Về thực hiện Điều 8: Cơ sở pháp lý về dẫn độ của Việt Nam
  • Về thực hiện Điều 9: Nghĩa vụ thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.
  • Về thực hiện Điều 10: Các quy định pháp lý liên quan đến việc phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế; Thông tin cơ bản về các chương trình đào tạo có liên quan đến chống tra tấn; Các chương trình đào tạo/huấn luyện nhằm đảm bảo việc đối xử phù hợp và tôn trọng đối với phụ nữ, trẻ vị thành niên và các nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáohoặc các nhóm khác; Thông tin về các hoạt động tuyên truyền Công ước đã tiến hành trên thực tế.
  • Về thực hiện Điều 11: Hệ thống những nguyên tắc, chỉ thị, phương pháp và thông lệ cũng như việc bố trí giam giữ và đối xử với người bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay phạt tù; Các cơ quan hoặc cơ chế độc lập được thiết lập để kiểm tra, giám sát các trại giam và các cơ sở giam giữ; Quy định pháp luật và điều kiện thực tế của các cơ sở giam giữ; Các cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ chịu trách nhiệm thẩm vấn và canh giữ người bị giam, giữ.
  • Về thực hiện Điều 12: Nghĩa vụ tiến hành ngay một cuộc điều tra công bằng khi có lý do để tin rằng có một hành vi tra tấn hoặc trừng phạt hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được thực hiện
  • Về thực hiện Điều 13: Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền khiếu nại, tố cáo và các biện pháp bảo vệ những người khiếu nại, tố cáo và các nhân chứng
  • Về thực hiện Điều 14: Cơ sở pháp lý về bồi thường cho các nạn nhân của hành vi tra tấn.
  • Về thực hiện Điều 15: Các quy định đảm bảo các thông tin/khai báo là kết quả của tra tấn sẽ không được sử dụng như là bằng chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào, trừ khi được sử dụng làm bằng chứng để chống lại một người bị buộc tội đã thực hiện tra tấn
  • Về thực hiện Điều 16: Quy định về ngăn chặn các hành vi đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người khác chưa đến mức bị coi là tra tấn theo quy định tại Điều 1.

Phần III: Tóm tắt phương hướng thực hiện công ước của Việt Nam.

 

Tiêu Dao

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an