Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

835
Đánh giá bài viết

Dựa vào quy định tại khoản 6 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 về quyền ược bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể thành nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự tại Điều 31.

 

Ảnh minh họa.

 

Điều 31. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị gữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

 

Việc đặt ra và thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan trong tố tụng hình sự; nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong tốt tụng hình sự, góp phần làm cho việc giải quyết vụ án hình sự ngày càng đúng đắn và hợp pháp hơn.

 Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở một số điểm sau:

– Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi. Người bị oan là người bị tạm giữ, người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

+ Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

+ Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định  trong hoạt động tố tụng hinhg sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

+ Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình những chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

+ Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS xác định người đo không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

+ Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giam, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến 03 trường hợp đầu thì được bồi thường.

– Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra./.

 

Thanh Đạt