Tìm hiểu về “ Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” tại Điều 4 BLHS năm 2015

277
Đánh giá bài viết

Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm là cuộc đấu tranh lâu dài và đó là một bộ phận của cách mạng xã hội. Tội phạm là một hiện tượng mang tính tiêu cực lớn trong xã hội nên đấu tranh để bài trừ tội phạm khỏi đời sống xã hội là một nhiệm vụ mà bất cứ Nhà nước nào cũng phải tiến hành. Hạt nhân quan trọng của cuộc đấu tranh này là các cơ quan hữu quan có trách nhiệm. 

 

Ảnh minh họa.

 

 Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan với nhau và với các cơ quan khác, các tổ chức và sự tham gia tích cực của mọi công dân là điều kiện thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Vì vậy, Điều 4 BLHS năm 2015 quy định về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Các cơ quan Công an, Viện kiểm soát nhân dân, Tòa án nhân dân là những cơ quan Nhà nước có chức năng chủ yếu là điều tra, truy tố và xét xử tội phạm và đó là những hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm. Do vậy, các cơ quan đó có vai trò chính, vị trí hạt nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các cơ quan Công an, Việm kiểm soát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác như Tư pháp, Thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Các cơ quan đó cũng đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác là giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình ý thức tuân thủ pháp luật. Nếu phát hiện trong cơ quan đơn vị mình xuất hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội thì phải tìm mọi biện pháp để loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện đó một cách kịp thời.

Với công dân thì việc tham gia tích cực vào phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là nghĩa vụ của mỗi người. Công dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ này thì bị xữ lý theo quy định của pháp luật, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự, ví dụ: Không tố giác tội phạm, người được mời làm chứng đã từ chối khai báo…

 

Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

 

Quang Thắng