Tìm hiểu nội dung Điều 217a BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp”

10893
Đánh giá bài viết

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã bổ sung tội danh mới – tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp – Điều 217a BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)  nhằm hạn chế hiệu quả nạn kinh doanh theo phương thức đa cấp trái pháp luật.

 

Ảnh minh họa.

 

Tội phạm xâm phạm chế độ quản lí của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của các tổ chức, cá nhân.

Chủ thể của tội này là người có NLTHHS và đạt độ tuổi chịu TNHS theo qui định của BLHS năm 2015.

Hành vi khách quan của tội phạm có thể là một trong hai hành vi sau:

+ Hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động bán hàng đa cấp hoặc

+ Hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động buôn bán đa cấp.

Hành vi của người phạm tội không thuộc trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qui định tại Điều 174 BLHS và không thuộc trường hợp phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản qui định tại Điều 290 BLHS

Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu thõa mãn một trong các dấu hiệu dưới đây:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Điều 217a BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các khung hình phạt sau:

 Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

–  Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thỏa mãn một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

1. Thu lợi bất chính 000.000.000 đồng trở lên;

2. Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đổng trở lên;

3. Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 1.00.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Điều 217. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;

d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;

đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Quang Thắng