BLHS năm 2015 có những điểm mới về “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”

2070
Đánh giá bài viết

So với BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 thì BLHS năm 2015 có những điểm mới là: Sửa tên điều luật, quy định thêm hành vi giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Bắt giữ người phạm tội được quy định tại mục 1 biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Trong đó điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn: “ 2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, người bị yêu cầu dẫn độ.

 

Ảnh minh họa.

 

Khách thể của tội phạm:  Tội phạm này xâm phạm quyền sống của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác hay bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà đã chống trả lại một cách rõ ràng là quá mức cần thiết gây hậu quả chết người.

Giết người trong trường hợp do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là hành vi của người tiến hành bắt giữ người phạm tội khi không còn biện pháp nào khác đã sử dụng vũ lực rõ ràng là quá mức cần thiết làm cho người bị bắt giữ chết.

Tội phạm giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng thể hiện ở các dấu hiệu:

– Có hành vi xâm phạm các lợi ích hợp pháp đang xảy ra trên thực tế hoặc đe dọa tức khắc xảy ra.

– Người phòng vệ nhằm ngăn chặn hành vi gây thiệt hại đã sử dụng biện pháp vũ lực gây hậu quả chết người.

– Biện pháp phòng vệ là quá mức cần thiết. Việc đánh giá vượt quá giới hạn cần thiết phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như tầm quan trọng của quan hệ xã hội cần được bảo vệ, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, biện pháp phòng vệ mà người phòng vệ đã sử dụng, hoàn cảnh cụ thể lúc và nơi thực hiện biện pháp phòng vệ…

Giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Căn cứ vào Điều 126 và Điều 24 BLHS năm 2015 quy định về chế định “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” thì tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản sau đây:

– Đối tượng bị bắt giữ là người phạm tội đã có hành vi bỏ trốn, chống lại sự bắt giữ.

Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn, cụ thể: “Các trường hợp bắt giữ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dắt độ”. Trong một số trường hợp người bị bắt giữ đã dùng vũ khí, công cụ, phương tiện…để chống trả lại sự bắt giữ của các lực lượng tiến hành việc bắt giữ. Vì vậy, các lực lượng này đã dùng vũ lực để bắt giữ là cần thiết.

– Việc dùng vũ lực bắt giữ người phạm tội khi không còn biện pháp nào khác

– Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị chết.

– Hậu quả chết người xảy ra là vượt quá mức cần thiết.

Để xem xét hành vi của lực lượng tiến hành việc bắt giữ có phải là vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội hay không cần phải căn cứ vào mối tương quan giữa lực lượng tiến hành việc bắt giữ và người bị bắt giữ; tính chất, mức độ nguy hiểm, cường độ tấn công chống lại việc bắt giữ, vũ khí, phương tiện của hành vi chống trả của người bị bắt giữ…Nếu biện pháp dùng vũ lực là cần thiết, hợp lý thì dù nạn nhân có chết cũng không phạm tội này.

Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, hoàn toàn chưa đến mức phải dùng các phương tiện và phương pháp đã sử dụng để bắt giữ, dẫn đến cái chết cho nạn nhân do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì người bắt giữ phải chịu TNHS.

Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do cố ý. Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác; động cơ muốn quyết tâm giữ người phạm tội. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Điều 126 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt:

– Khung 1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Khung 2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

 

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

 

 

Quang Thắng