Chủ động, trách nhiệm, trí tuệ, tham gia thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

542
Đánh giá bài viết

Từ sáng ngày 20 tháng 10 năm 2021, tại Thủ đô Hà Nội, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khai mạc. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Quốc hội tiến hành họp trực tuyến và trực tiếp từ ngày 20 đến 30-10, kết nối với 62 điểm cầu trong toàn quốc.

Tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình, các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; đại biểu Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh và các đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình, các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; đại biểu Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh và các đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Theo nội dung chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết và xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

Về dự án Luật Cảnh sát Cơ động, Đại tá Nguyễn Tiến Nam cho rằng, Cảnh sát cơ động là lực lượng đặc biệt, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết; làm rõ vai trò nòng cốt, sử dụng biện pháp vũ trang, vai trò chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia; làm rõ quy định Cảnh sát cơ động thực hiện biện pháp vũ trang là chủ yếu để tránh chồng chéo lên chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chuyên trách khác về bảo vệ an ninh quốc gia. Đồng thời cũng đề nghị bổ sung thêm 1 số điều liên quan đến cơ chế chính sách cho lực lượng cảnh sát cơ động, bởi đây là lực lượng đặc thù, luôn đối mặt với nhiều hiểm nguy, so với các lực lượng công an khác, để một mặt bảo đảm cho lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời, phù hợp với thực tiễn, đúng với phạm vi, quyền hạn của chính quyền các cấp để bảo đảm tính khả thi.

Đồng chí Vũ Đại Thắng và Nguyễn Minh Tâm điều hành, tham gia thảo luận tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Tại các phiên thảo luận tại tổ và trực tuyến Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa XV đã có nhiều ý kiến thảo luận. Về Luật Thi đua, khen thưởng, Đại tá Nguyễn Tiến Nam cho rằng, điều quan trọng nhất trong việc sửa đổi Luật Thi đua khen thưởng phải làm được là cần phải lành mạnh hóa thi đua khen thưởng, cần có sự thống nhất chủ thể đơn vị, cá nhân, tổ chức được phép khen bằng khen, giấy khen khi luật ra đời mang tính thực tiễn, dễ áp dụng phù hợp với xu thế xã hội hiện nay.

Đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021, Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, năm 2021 diễn ra trong bối cảnh cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động rất lớn đến tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân. Đại tá Nguyễn Tiến Nam, cho biết, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ nhân dân. Phòng chống tham nhũng cần gắn liền với phòng, chống tiêu cực, lấy “phòng ngừa là chính;” giáo dục bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra; khẩn trương xác minh, điều tra, truy tố, đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng được dư luận xã hội quan tâm, bảo đảm công minh, đúng pháp luật. Cùng với đó cần làm tốt công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy vai trò của báo chí, nhân dân trong phát hiện, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.

Về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng Hình sự, Đại tá Nguyễn Tiến Nam cho rằng đây là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm và quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể, về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146 theo hướng bổ sung  nhiệm vụ của công an xã trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đại biểu Nguyễn Tiến Nam khẳng định: Việc sửa đổi, bổ sung là hết sức cần thiết, phù hợp với hệ thống tổ chức, bộ máy của lực lượng Công an nhân dân (CAND) và yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa XV đã có nhiều ý kiến thảo luận quan trọng về các nội dung.

Theo quy định của Luật CAND năm 2018, công an xã là một cấp trong hệ thống tổ chức, bộ máy của CAND, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trạt tự (ANTT), đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là lực lượng thường trực, gần dân nhất để nắm, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm từ Nhân dân; luôn có mặt nhanh nhất, kịp thời nhất khi có những vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra ở cơ sở, từ đó kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm; tiến hành các hoạt động theo thẩm quyền để bảo vệ hiện trường, tài liệu, vật chứng, phối hợp truy bắt thủ phạm…

Hiện nay, 100% xã đã được bố trí công an chính quy với khoảng 45.000 công an chính quy được điều động, bố trí đảm nhiệm chức danh công an xã. Trong đó, trên 50% có trình độ đại học các trường CAND, gần 22% từng công tác tại các đội điều tra công an cấp huyện, trên 71% từng làm công tác điều tra hoặc liên quan điều tra hình sự.

Như vậy, nguồn nhân lực ở công an xã là rất lớn, đủ khả năng để đáp ứng cho việc bổ sung nhiệm vụ của công an xã trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tương đương như công an phường, thị trấn. Thực tế thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song lực lượng công an xã đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong bảo đảm ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở cơ sở, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Vì vậy, việc bổ sung nhiệm vụ này cho công an xã là rất cần thiết, đúng đắn và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng giao trách nhiệm này cho công an xã.

Đai biểu Nguyễn Tiến Nam cũng khẳng định sự đúng đắn, kịp thời, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác tố tụng hình sự về việc bổ sung quy định: “Vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh …” làm căn cứ để tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tại khoản 1 Điều 148; tạm đình chỉ điều tra tại khoản 1 Điều 229; tạm đình chỉ vụ án tại khoản 1 Điều 247.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa XV đã có nhiều ý kiến thảo luận quan trọng về các nội dung để bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Lý giải về nội dung này, đại biểu Nguyễn Tiến Nam cho rằng, thời gian qua, tình hình thiên tai gây hậu quả nặng nề đối với nhiều tỉnh, thành phố. Đặc biệt, dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung… dẫn đến một số hoạt động tố tụng bị gián đoạn, trì hoãn, kéo dài…, đây là những sự kiện bất khả kháng do khách quan đưa đến. Nếu không bổ sung quy định này sẽ rất khó khăn cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng, thậm chí có thể vi phạm pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam cũng nêu hai nội dung đề nghị Quốc hội cho ý kiến và Ban soạn thảo nghiên cứu, để bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đó là tại Điều 8: Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, đề nghị bổ sung “pháp nhân thương mại” ở tiêu đề và nội dung của điều luật nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của pháp nhân thương mại trong quá trình tham gia tố tụng.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam nêu rõ: Bộ Luật hình sự năm 2015 xác định pháp nhân thương mại là một chủ thể chịu trách nhiệm hình sự và có 01 chương riêng (Chương XI) quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội; 33 tội danh của phần các tội phạm và nhiều điều luật khác trong Bộ luật này cũng đã quy định về pháp nhân thương mại.

Về Điều 484. Người được bảo vệ, tại khoản 1 đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm “a) Người tố giác tội phạm” thành “a) Người tố giác, báo tin về tội phạm”; bổ sung “người chứng kiến, người phiên dịch, người dịch thuật” vào quy định người được bảo vệ để bảo đảm quyền lợi chính đáng của những người tham gia tố tụng và phù hợp, thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 56; khoản 3 Điều 67 và khoản 2 Điều 70 của BLTTHS

Quang Văn – Việt Hùng