Công bố 15 luật liên quan đến CAND được Quốc hội khóa XIV thông qua

66
Đánh giá bài viết

Tại Kỳ họp thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua 15 luật, trong đó có những luật liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân và công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

 

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV.

 

 

Theo đó, Bộ Công an đã tổ chức biên soạn tài liệu giới thiệu những nội dung cơ bản của các luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 2, Kỳ họp thứ 3, gồm: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2017; Luật Đấu giá tài sản năm 2017; Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; Luật Cảnh vệ năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; Luật Du lịch năm 2017; Luật Thủy lợi năm 2017; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Luật Đường sắt năm 2017; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Bình xin giới thiệu ngắn gọn bố cục của mỗi Luật như sau:

1. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2017 gồm có 09 chương với 68 điều cụ thể:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5)

– Chương II. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gồm 04 điều (từ Điều 06 đến Điều 09)

– Chương III. Hoạt động tín ngưỡng, gồm 06 điều (từ Điều 10 đến Điều 15)

– Chương IV. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm 05 điều (từ Điều 16 đến Điều 20)

– Chương V. Tổ chức tôn giáo, gồm 03 mục 22 điều (từ Điều 21 đến Điều 42).

– Chương VI. Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo, gồm 03 mục 13 điều (từ Điều 43 đến Điều 55).

 

– Chương VII.  Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, gồm 04 điều (từ Điều 56 đến Điều 59) quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo; di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo.

– Chương VIII.  Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, gồm 02 mục 06 điều (từ Điều 60 đến Điều 65).

 

– Chương IX.  Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 66 đến Điều 68) quy định về hiệu lực thi hành; điều khoản chuyển tiếp; quy định chi tiết.

2. Luật Đấu giá tài sản gồm 08 chương, 81 điều, cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9)

– Chương II. Đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, gồm 2 mục với 23 điều (từ Điều 10 đến Điều 32)

– Chương III. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, gồm 22 điều (từ Điều 33 đến Điều 54)

– Chương IV. Đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, gồm 3 mục với 11 điều (từ Điều 55 đến Điều 65)

 

– Chương V. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, gồm 03 điều (từ Điều 66 đến Điều 68)

– Chương VI. Xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại, gồm 08 điều (từ Điều 69 đến Điều 76)

– Chương VII. Quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, gồm 03 điều (từ Điều 77 đến Điều 79)

– Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 80 và Điều 81)

3. Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư gồm 02 điều, có những nội dung cơ bản sau đây:

 

– Bổ sung hoạt động “Kinh doanh pháo nổ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

– Thay thế Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014 bằng Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư

Bãi bỏ 20 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Bổ sung 15 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Sửa đổi, tách, hợp nhất 76 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thành 57 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Bãi bỏ khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 151 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

– Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

4. Luật Du lịch năm 2017 có 09 chương, 78 điều, giảm 2 chương, 10 điều so với Luật Du lịch năm 2005 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy du lịch phát triển; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp du lịch; tăng cường tính chuyên nghiệp của hoạt động hướng dẫn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch, cụ thể:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9)

– Chương II. Khách du lịch, gồm 05 điều (từ Điều 10 đến Điều 14)

– Chương III. Tài nguyên du lịch, phát triển sản phẩm về du lịch và quy hoạch về du lịch, gồm 03 mục 08 điều (từ Điều 15 đến Điều 22)

 

– Chương IV. Điểm du lịch, khu du lịch, gồm 07 điều (từ Điều 23 đến Điều 29)

– Chương V. Kinh doanh du lịch, gồm 04 mục 28 điều (từ Điều 30 đến Điều 57)

– Chương VI. Hướng dẫn viên du lịch, gồm 09 điều (từ Điều 58 đến Điều 66)

– Chương VII. Xúc tiến du lịch, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, gồm 02 mục 06 điều (từ Điều 67 đến Điều 72)

 

– Chương VIII. Quản lý nhà nước về du lịch, gồm 3 điều (từ Điều 73 đến Điều 75)

– Chương IX: Điều khoản thi hành, Chương này gồm 03 điều (từ Điều 76 đến Điều 78)

5. Luật Thủy lợi gồm có 10 chương, 60 điều, được bố cục như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8)

– Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi, gồm 06 điều,( từ Điều 9 đến Điều 14)

– Chương III. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, gồm 04 điều,( từ Điều 15 đến Điều 18)

– Chương IV. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi, gồm 02 mục, 10 điều( từ Điều 19 đến Điều 28)

– Chương V. Dịch vụ thủy lợi, gồm 11 điều ( từ Điều 29 đến Điều 39)

– Chương VI. Bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, gồm 09 điều,( từ Điều 40 đến Điều 48)

– Chương VII. Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, gồm 04 điều ( từ Điều 49 đến Điều 52)

– Chương VIII. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi, gồm 03 điều (từ Điều 53 đến Điều 55)

– Chương IX. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi, gồm Điều 56 và Điều 57

– Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều ( từ Điều 58 đến Điều 60)

6. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 gồm 10 Chương, 134 Điều, tăng 04 chương, 95 điều so với Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008, trong đó: 

– Chương I. Những quy định chung, gồm 11 điều (từ Điều 1 đến Điều 11)

– Chương II. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đối với tài sản công, gồm 08 điều (từ Điều 12 đến Điều 19)

– Chương III. Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 07 mục với 54 điều (từ Điều 20 đến Điều 73)

– Chương IV. Chế độ quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, gồm 05 mục với 23 điều (từ Điều 74 đến Điều 96)

– Chương V. Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp, gồm 03 điều (từ Điều 97 đến Điều 99)

– Chương VI. Chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, gồm 02 mục với 13 điều (từ Điều 100 đến Điều 112)

– Chương VII. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên, gồm 02 mục với 12 điều (từ Điều 113 đến Điều 124)

– Chương VIII. Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, gồm 05 điều (từ Điều 125 đến Điều 129)

– Chương IX. Dịch vụ về tài sản công, gồm 03 điều (từ Điều 130 đến Điều 132)

– Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 133 và Điều 134)

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, gồm có 03 điều, cụ thể như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của BLHS năm 2015.

Điều 2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy tại một số điều, khoản, điểm của BLHS năm 2015.

Điều 3. Hiệu lực thi hành.

8. Luật QL, SDVK, VLN, CCHT, gồm 08 chương, 76 điều.

– Chương I. Những quy định chung, gồm 16 điều (từ Điều 1 đến Điều 16)

– Chương II. Quản lý, sử dụng vũ khí, gồm 18 điều (từ Điều 17 đến Điều 34)

– Chương III. Quản lý, sử dụng vật liệu nổ, gồm 11 điều (từ Điều 35 đến Điều 45)

– Chương IV. Quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ, gồm 06 điều (từ Điều 46 đến Điều 51)

– Chương V. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, gồm 11 điều (từ Điều 52 đến Điều 62)

– Chương VI. Tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, gồm 09 điều (từ Điều 63 đến Điều 71)

– Chương VII. Quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, gồm 03 điều (từ Điều 72 đến Điều 74)

– Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 75 và Điều 76)

9. Luật Cảnh vệ gồm 06 chương, 33 điều, cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9)

– Chương II. Đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ, gồm 06 điều (từ Điều 10 đến Điều 15)

– Chương III. Lực lượng cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ và chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ, gồm 08 điều (từ Điều 16 đến Điều 23)

– Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ, gồm 07 điều (từ Điều 24 đến Điều 30)

– Chương V. Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 02 điều (Điều 31 và Điều 32)

– Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 01 điều (Điều 33)

10. Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 gồm 04 chương với 35 điều, cụ thể như sau:

Chương I. Những quy định chung, gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7)

Chương II. Nội dung hỗ trợ DNNVV, gồm 02 mục, 13 điều (từ Điều 8 đến Điều 20)

Chương III. Trách nhiệm trong hoạt động hỗ trợ DNNVV, gồm 12 điều (từ Điều 21 đến Điều 32)

Chương IV. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 33 đến Điều 35)

11. Luật Đường sắt năm 2017 gồm 10 chương, 87 điều, tăng 02 chương và giảm 27 điều so với Luật Đường sắt năm 2005, cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9)

– Chương II. Kết cấu hạ tầng đường sắt, gồm 03 mục, 16 điều (từ Điều 10 đến Điều 25)

– Chương III. Phát triển công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, gồm 02 mục, 09 điều (từ Điều 26 đến Điều 34)

– Chương IV. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, gồm 02 điều (Điều 35 và Điều 36)

– Chương V. Tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt, gồm 02 mục, 12 điều (từ Điều 37 đến Điều 48)

– Chương VI. Kinh doanh đường sắt, gồm 04 mục, 21 điều (từ Điều 49 đến Điều 69)

– Chương VII. Đường sắt đô thị, gồm 08 điều (từ Điều 70 đến Điều 77)

– Chương VIII. Đường sắt tốc độ cao, gồm 05 điều (từ Điều 78 đến Điều 82)

– Chương IX. Quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt, gồm 03 điều (từ Điều 83 đến Điều 85)

– Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 86 và Điều 87)

12. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 gồm 06 chương, 60 điều; giảm 01 chương và giảm 01 điều so với Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006. Trong đó, bổ sung 01 chương mới, đó là Chương II. Thẩm định công nghệ dự án đầu tư; bỏ 01 chương, đó là Chương VI. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; chuyển Chương III. Dịch vụ chuyển giao công nghệ thành Mục 3, Chương IV. Biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Cụ thể, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 được bố cục như sau:

Chương I. Những quy định chung, gồm 12 điều (từ Điều 1 đến Điều 12)

Chương II. Thẩm định công nghệ dự án đầu tư, gồm 09 điều (từ Điều 13 đến Điều 21)

Chương III. Hợp đồng chuyển giao công nghệ, gồm 13 điều (từ Điều 22 đến Điều 34)

 Chương IV. Biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, gồm 04 mục, 18 điều (từ Điều 35 đến Điều 52)

– Chương V. Quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, gồm 06 điều (từ điều 53 đến Điều 58)

– Chương VI. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (từ Điều 59 và Điều 60)

13. Luật TNBTCNN năm 2017 gồm 09 chương, 78 điều. Bố cục của Luật cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 16 điều, (từ Điều 1 đến Điều 16)

– Chương II. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, gồm 05 điều (từ Điều 17 đến Điều 21)

– Chương III. Thiệt hại được bồi thường, gồm 11 điều (từ Điều 22 đến Điều 32)

Chương IV. Cơ quan giải quyết bồi thường, gồm 08 điều (từ Điều 33 đến Điều 40)

– Chương V. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, gồm 03 mục, 19 điều (từ Điều 41 đến Điều 59)

– Chương VI. Kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả, gồm 04 điều (từ Điều 60 đến Điều 63)

– Chương VII. Trách nhiệm hoàn trả, gồm 09 điều (từ Điều 64 đến Điều 72)

– Chương VIII. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước, gồm 03 điều (từ Điều 73 đến Điều 75)

– Chương IX. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 76 đến Điều 78)

14. Luật TGPL năm 2017 (sau đây viết gọn là Luật TGPL năm 2017), gồm 08 chương, 48 điều, được bố cục như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 06 điều (từ Điều 1 đến Điều 6)

– Chương II. Người được TGPL, quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, gồm 03 điều (từ Điều 7 đến Điều 9)

– Chương III. Tổ chức thực hiện TGPL, quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện TGPL, gồm 07 điều (từ Điều 10 đến Điều 16)

– Chương IV. Người thực hiện TGPL, quyền, nghĩa vụ của người thực hiện TGPL, gồm 09 điều (từ Điều 17 đến Điều 25)

– Chương V. Phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động TGPL, gồm 14 điều, (từ Điều 26 đến Điều 39)

– Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với hoạt động TGPL, gồm 05 điều (từ Điều 40 đến Điều 44)

– Chương VII. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp, gồm 02 điều (Điều 45 và Điều 46)

– Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 47 và Điều 48)

15. Luật Quản lý ngoại thương gồm 08 chương, 113 điều, cụ thể như sau:

– Chương I. Những quy định chung, gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7)

– Chương II. Các biện pháp hành chính, gồm 08 mục, 52 điều (từ Điều 8 đến Điều 59)

– Chương III. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, gồm 02 mục, 7 điều (từ Điều 60 đến Điều 66)

– Chương IV. Biện pháp phòng vệ thương mại gồm 04 mục, 33 điều (từ Điều 67 đến Điều 99)

– Chương V. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương, gồm 03 điều (từ Điều 100 đến Điều 102)

– Chương VI. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương, gồm 05 điều (từ Điều 103 đến Điều 107)

– Chương VII. Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, gồm 04 điều (từ Điều 108 đến Điều 111)

– Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (từ Điều 112, Điều 113)

 

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an