Điểm mới về Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

92
Đánh giá bài viết

Theo quy định tại điểm 139 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, Điều 391 (Tội gây rối trật tự phiên tòa) có những sửa đổi, bổ sung cơ bản.

 

Bộ Luật Hình sự 2015.

 

Bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây rối trật tự phiên họp để bao quát được các trường hợp có thể xảy ra từ thực tiễn; đồng thời tên gọi của Điều luật cũng được sửa đổi là: Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp.

Bổ sung trong cấu thành tội phạm cơ bản đối tượng bị thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm là: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác; đồng thời bổ sung tình tiết “hành hung người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác” là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2.

Nâng mức hình phạt tại khoản 1: Tăng từ 01 năm lên 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ; tăng mức tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng, tăng mức tối đa từ 01 năm lên 02 năm đối với hình phạt tù. Việc tăng mức hình phạt nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và phù hợp với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này.

 

Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp

1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:  a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp; b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

 

Bổ sung loại trừ tội danh có cùng tính chất (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản – Điều 178 BLHS năm 2015 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác – Điều 134 BLHS năm 2015) để tránh sự chồng chéo trong việc áp dụng pháp luật.

 

 

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Theo Kiểm sát online