Điều 232 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, tình tiết định khung tăng nặng cũng như đường lối xử lí.

11544
Đánh giá bài viết

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quy định trong BLHS năm 2015 trên cơ sở tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS năm 1999). Trong BLHS năm 2015, tội phạm này đã được sửa đổi về tội danh, cụ thể, nhà làm luật đã bổ sung cụm từ “và lâm sản” vào cuối tội danh. Việc bổ sung này là cẩn thiết đảm bảo sự phù hợp giữa tội danh với các dấu hiệu của tội phạm.

Ảnh minh họa.

* Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.

Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối, suối trong rừng)”.

* Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm có thể là một trong các hành vi sau:

+ Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 0,3 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

+ Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các trường hợp kể trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành vi mà người phạm tội thực hiện không thuộc trường hợp phạm tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu TNHS theo quy định của BLHS năm 2015. So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể. Cụ thể, theo BLHS năm 1999, chủ thể của tội phạm này là cá nhân, còn theo BLHS năm 2015 chủ thể của tội phạm này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 có sự thay đổi đáng kể khi quy định về dấu hiệu định tội. BLHS năm 1999 quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” một cách chung chung đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình xử lí tội danh này trên thực tế. BLHS năm 2015 đã khắc phục hạn chế trên của BLHS năm 1999, nhà làm luật đã bỏ dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” và thay vào đó, nhà làm luật đã định lượng rất cụ thể dấu hiệu định tội và quy định rõ sự khác biệt về mức định lượng theo từng loại hành vi và đối tượng tác động.

* Điều 232 BLHS năm 2015 quy định các khung hình phạt sau:

+ Đối với cá nhân phạm tội, hình phạt áp dụng như sau:

Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

-Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

-Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

-Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ  03 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

– Có tổ chức;

– Mua bán, vận chuyển qua biên giới;

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

-Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

-Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

-Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 10 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA 04 mét khối (m3) trở lên tại rừng sản xuất, 03 mét khối (m3) trở lên tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên tại rừng đặc dụng;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng thông thường;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên;

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đánh giá quy định của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 về khung tăng nặng cho thấy, nhà làm luật của BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung thêm 1 khung tăng nặng (trong BLHS năm 1999 chỉ quy định 1 khung tăng nặng); điều này cho thấy nhà làm luật đã cố gắng phân hóa TNHS cũng như cá thể hóa hình phạt đối với hành vi phạm tội. Đây là điểm tiến bộ của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999. Bên cạnh đó, các tình tiết định khung tăng nặng đã được định lượng với mức cụ thể, có sự kết nối với các dấu hiệu định tội được quy định tại CTTP cơ bản; mức định lượng cũng có sự phân hóa rõ rệt đối với các tình tiết định khung tăng nặng (Khoản 2 Điều 175 BLHS năm 1999 quy định các tình tiết định khung tăng nặng “trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”). Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng khác như: mua bán, vận chuyển qua biên giới, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm. Có thể nói, nội dung sửa đổi này thể hiện rõ rệt nguyên tắc cá thể hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tòa án quyết định hình phạt được chính xác, góp phần xử lí nghiêm minh tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản trên thực tế. Bên cạnh mặt tích cực kể trên, cũng phải thấy rằng, cách thức mô tả nặng về liệt kê của Điều 232 BLHS năm 2015 đã làm cho điều luật về hình thức trở nên nặng nề, cồng kềnh và khó theo dõi.

Về đường lối xử lí đối với cá nhân phạm tội, so với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng phạt tiền; phạt tiền được quy định đối với cả Khoản 1, Khoản 2 của Điều 232 BLHS năm 2015 (trong khi BLHS năm 1999 chỉ quy định phạt tiền ở CTTP cơ bản – Khoản 1 Điều 175). Bên cạnh đó, mức phạt tiền được quy định ở Khoản 1 Điều 232 BLHS năm 2015 được nâng lên so với quy định tương ứng của Khoản 1 Điều 232 BLHS năm 1999. Trong BLHS năm 2015, phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung cũng được nâng mức tiền phạt vả về mức tối thiểu và tối đa so với quy định tương ứng của BLHS năm 1999. Nhìn chung, những thay đổi này là cần thiết, đảm bảo mức tiền phạt vừa có tính răn đe, vừa có tính khả thi trên thực tế.

+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt áp dụng như sau:

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tịa khoản 1 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tịa khoản 2 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tịa khoản 3 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 năm;

Điều 232. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

m) Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm l khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;

m) Có tổ chức;

n) Mua bán, vận chuyển qua biên giới;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b) Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

c) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

d) Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

đ) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

e) Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 10 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

g) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá 400.000.000 đồng trở lên;

h) Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA 04 mét khối (m3) trở lên tại rừng sản xuất, 03 mét khối (m3) trở lên tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên tại rừng đặc dụng;

i) Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên;

k) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng thông thường;

l) Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tiêu Dao