Hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2018

925
Đánh giá bài viết

Năm 2018 dưới sự lãnh đạo và quản lý, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo Nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn Quảng Bình được tổ chức xây dựng, duy trì và có bước phát triển sâu rộng, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa bàn dân cư.

Đồng chí Đại tá Trần Minh Thùy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết 05 năm Chương tình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW về “Đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” giai đoạn 2013 – 2018

Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được tổ chức triển khai đến tận các ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố. Ban chỉ đạo (BCĐ) 138 tỉnh đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương tham mưu, phục vụ cấp uỷ Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” và các Chỉ thị về xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và phong trào bảo vệ ANTQ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chỉ đạo xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các địa bàn phức tạp về ANTT, biên giới, ven biển, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, các khu kinh tế trọng điểm, đô thị…

Ban hành Kế hoạch số 811/KH-CAT-PV28, ngày 24/4/2018 của Công an tỉnh Quảng Bình về việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội; tổ chức vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; vận động nhân dân tham gia tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, CCHT và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng chống cháy nổ và hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương triển khai một số nội dung trọng tâm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh về mở đợt tập trung phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn trọng điểm, Công an tỉnh Quảng Bình đã hướng dẫn Công an các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị điểm ở cấp xã, cấp thôn (phường Quảng Thọ, xã Quảng Lộc – thị xã Ba Đồn và xã Quảng Xuân, Quảng Đông – huyện Quảng Trạch). Ban hành Kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác triển khai thực hiện đợt tập trung phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn trọng điểm. Cấp ủy, chính quyền 8/8 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành văn bản triển khai thực hiện; đã tổ chức 07 hội nghị ở cấp xã, phường với 980 người tham gia; 28 hội nghị ở các thôn, tổ dân phố với 3.286 người tham gia và lồng ghép với các buổi họp thôn, tổ dân phố để tuyên truyền. Nội dung tập trung vận động nhân dân ở các xã ven biển, địa bàn có đồng bào theo các tôn giáo chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không nghe và làm theo sự xúi giục, kích động gây rối TTCC của các đối tượng phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc…

Công an các đơn vị, địa phương đã tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tổ chức xây dựng, củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp, địa bàn biên giới, địa bàn có đồng bào theo các tôn giáo, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, ký cam kết đảm bảo ANTT ở 1.093 điểm với hơn 42 nghìn lượt người tham gia, góp phần nâng cao ý thức tham gia phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật của các tầng lớp nhân dân.

Các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dân vận và xây dựng mô hình “Dân vận khéo” năm 2018; tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Qua triển khai thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của CBCS về công tác dân vận trong tình hình mới, hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận trong công tác Công an, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân dân với lực lượng Công an, Nhân dân tham gia ngày càng tích cực và giám sát, hỗ trợ lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT. Thực hiện Thông tư của Bộ Công an quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư, CQDN, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”, năm 2018, có 1.046/1.205 khu dân cư; 126/159 xã, phường, thị trấn; 214/229 cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; năm học 2017 – 2018, có 597/625 nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.

Tiếp tục duy trì củng cố các mô hình tự quản về ANTT đang phát huy tác dụng, như mô hình “Dòng họ tự quản”, “Tổ dân phố tự quản về ANTT” ở thành phố Đồng Hới; mô hình “Xứ họ đạo bình yên, gia đình hòa thuận”, ở huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa; mô hình “Tổ xung kích tự quản về ANTT”, “Toàn dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự biên giới” ở huyện Quảng Ninh; mô hình “Câu lạc bộ pháp luật” ở huyện Quảng Trạch; mô hình “5 giúp 1” ở huyện Lệ Thủy”; mô hình “Khu dân cư không có ma túy”, “Điểm sáng chấp hành pháp luật” ở huyện Minh Hóa; mô hình “Tổ liên gia tự quản” của huyện Tuyên Hóa; mô hình “Cụm giáp ranh đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo ANTT” ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh; mô hình “Đơn vị tự quản về ANTT” của các cơ quan, doanh nghiệp, “Hòm thư phản ánh về ANTT”, “Đội xung kích tình nguyện” của các nhà trường… Xây dựng mới 7 mô hình gồm: Mô hình “Phong Nha – Kẽ bàng điểm đến an toàn, ấn tượng” tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, “Bãi tắm an toàn về ANTT” ở phường Hải Thành, xã Bảo Ninh, Quang Phú của thành phố Đồng Hới; mô hình “Tiếng kẻng an ninh” tại phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn; mô hình “Tổ tuần tra nhân dân” tại xã Ngư Thủy Bắc, “Sáng phản quang – tan tai nạn” tại xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy; mô hình “Tổ tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” tại các khu dân cư trên địa bàn huyện Quảng Trạch; mô hình “Cụm bản an toàn” ở huyện Minh Hóa. Đến nay toàn tỉnh có 82 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đang hoạt động.

Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTQ, ngày 01/8/2013 về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” từ cấp cơ sở đến tỉnh. Qua 05 năm tổ chức triển khai, thực hiện đã khẳng định rõ vai trò, hiệu quả trong mối quan hệ phối hợp gắn bó giữa lực lượng Công an với UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trên các mặt công tác đảm bảo ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo ANTT được tăng cường. Công tác củng cố, kiện toàn các Ban chỉ đạo liên quan đến công tác chỉ đạo về ANTT được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong cấp ủy, chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác bảo vệ ANTT. Thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng, chống cháy rừng giữa Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và Chi cục Kiểm lâm, trong năm qua, 3 lực lượng đã phối hợp tuần tra 3.268 lượt, tổ chức cho hơn 42.000 lượt người ký cam kết, xử lý 226 vụ/ 373 đối tượng; triệu tập giáo dục 1.753 đối tượng vi phạm, tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ ở 38 xã, phường, thị trấn, diễn tập phương án phòng, cháy chữa cháy rừng ở 41 xã.

Tiếp tục thực hiện Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 15/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công an tỉnh đã hướng dẫn Công an các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Việc thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã trở nên thiết thực, hiệu quả và trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Các đơn vị, địa phương đã chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân giải quyết, ổn định tình hình ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT; lực lượng làm công tác bảo vệ ANTT ở cơ sở không ngừng được củng cố, phát huy vai trò nòng cốt chủ động ngăn chặn, giải quyết những vấn đề phức tạp về ANTT ngay từ cơ sở. Kết quả phân loại năm 2018 có 105/136 xã đạt Tiêu chí số 19.2; 31/136 xã không đạt tiêu chí 19.2, trong đó có 23 xã không đạt 1 yêu cầu; 3 xã không đạt 2 yêu cầu; 4 xã không đạt 3 yêu cầu; 01 xã không đạt 4 yêu cầu của Tiêu chí 19.2.

Lực lượng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các cấp tiếp tục được củng cố, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Hiện nay, lực lượng Công an làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có 113 đồng chí (Tăng 13 đồng chí so với năm 2017). Về trình độ, có 43 đồng chí trình độ đại học; 08 đồng chí trình độ cao đẳng; 62 đồng chí trình độ trung cấp; CBCS làm công tác xây dựng phong trào đã có những bước chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện các nội dung theo quy định của Bộ, đổi mới lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, hiện nay toàn tỉnh hiện có 137 Ban Công an xã, thị trấn với 1.602 đồng chí Công an xã, trong đó có 134 đồng chí Trưởng Công an xã, 217 đồng chí Phó Công an xã, 171 Công an viên thường trực và 1.080 đồng chí Công an viên. Lực lượng Ban Bảo vệ dân phố có 22 Ban ở 22 phường, thị trấn (Có Công an chính quy) với 680 thành viên. Có 26 tổ chức quần chúng làm công tác ANTT ở các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, như: Hội đồng ANTT, tổ an ninh nhân dân, tổ hoàn giải, tổ bảo vệ, tổ thanh niên cờ đỏ, tổ xung kích, câu lạc bộ phòng chống tội phạm qua đường dây nóng… Tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” và phát phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá của nhân dân đối với lực lượng Công an ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố; tổ chức 147 hội nghị cấp xã với 15.763 người tham dự; 393 hội nghị ở cấp thôn với 19.596 người tham dự; phát 22.472 phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá; qua triển khai thực hiện đã tiếp thu được 6.987 ý kiến góp ý, tiếp nhận 20.719 phiếu khảo khát của nhân dân đối với lực lượng Công an và được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao.

Với những kết quả đã đạt được, năm 2018 có 268 tập thể và 187 cá nhân được Bộ Công an, Công an tỉnh và UBND các cấp khen thưởng về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, chúng tôi đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ công tác sau:

1. Tập trung tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 05/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới”, Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 vủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; Thông tư số 23/TT-BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về ANT và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống tội phạm mua bán người; vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; vận động nhân dân tham gia tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, CCHT và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. Hướng dẫn thực hiện có hiệu quả “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2019.

3. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng, củng cố các mô hình tự quản ở cơ sở; phát hiện, biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp giữa Công an với MTTQ, Ban dân vận các cấp, các ban, ngành, đoàn thể về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Đôn đốc các địa phương thực hiện tốt Tiêu chí “Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên”(Tiêu chí 19.2) trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019. Tiếp tục thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 – 2021.

5. Tham mưu lãnh đạo các cấp tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, mua sắm trang cấp trang phục, CCHT, phương tiện trang bị cho lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng làm công tác ANTT ở cơ sở; đề xuất thực hiện các chế độ, chính sách, thăm hỏi động viên khen thưởng kịp thời lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT ở cơ sở bị thương, hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Đại tá Trần Minh Thùy            

Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình