Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong BLTTHS năm 2015

6241
Đánh giá bài viết

Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, là người thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án. Điều 45 BLHS năm 2015 quy định cụ thể và rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thầm phán trong tố tụng hình sự.

 

Ảnh minh họa.

 

– Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, là người thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án. BLHS năm 2015 quy định cụ thể và rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thầm phán trong tố tụng hình sự, trong đó tiếp tục quan điểm lập pháp của BLTTHS năm 2003 với sự phân định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa.

– Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; Tiến hành xét xử vụ án; Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Điều luật này quy định “tiến hành xét xử” thay cho “tham gia xét xử” khẳng định vai trò tích cực, chủ động hơn của Thẩm phán và đúng với logic thẩm quyền của người tiến hành tố tụng với hoạt động xét xử là hoạt động tố tụng do Thẩm phán tiến hành.

– Khi được phân công là chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn như đối với các Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự trên, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa; Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản; Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

Nhằm tạo điều kiện cho Thẩm phán thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cảu mình, so với quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, BLTTHS ăm 2015 đã cụ thể hóa cũng như bổ sung them nhiều quyền mới cho Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa như:

+ Cụ thể hóa phạm vi biện pháp ngăn chặn được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ: đó là tất cả các biện pháp ngăn chặn trừ biện pháp tạm giam;

+ Bổ sung quy định đặc trưng nhất, điển hình nhất của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa mà BLTTHS năm 2003 chưa quy định: đó là điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

+ Bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực hiện nghiêm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người giám định tài sản;

+ Bổ sung thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật.

– Thảm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Khác với Điều tra viên và Kiểm sát viên, ngoài việc chịu trách nhiệm trước pháp luật còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng CQĐT và Viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án khi tiến hành giải quyết, xét xử vụ án, điều này xuất phát từ nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 

Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyêt những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

2. Thảm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và nhữn nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

 

Thanh Đạt