NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA LỰC LƯỢNG ANCTNB (Tiếp theo)

137
Đánh giá bài viết

3.4. Những chiến công tiêu biểu

a) Trấn áp bọn phản cách mạng trong vụ án chính trị dưới chiêu bài “Nhân văn giai phẩm”.

Sau khi giải phóng miền Bắc (1954), các cơ quan tình báo, gián điệp của Mỹ và Pháp đã cài cắm nhân viên, cơ sở ở miền Bắc để hoạt động lâu dài. Đu răng (một trong những tên tình báo Pháp cài lại khoác áo Giám đốc trưởng Viễn Đông Bác cổ chỉ thị cho Thụy An (một nữ gián điệp Pháp hoạt động với tư cách nhà văn) mua chuộc, móc nối, lôi kéo những phần tử bất mãn trong văn nghệ sỹ và hàng ngũ trí thức ở miền Bắc hoạt động chống lại công cuộc xây dựng CNXH, chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Lực lượng ANCTNB đã đề xuất thành lập chuyên án đấu tranh với nhóm “Nhân văn giải phẩm”, tổ chức đấu tranh quyết liệt với hàng chục đối tượng, kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại của bọn phản động, ngăn chặn âm mưu, liên kết trong ngoài.

b) Trấn áp “Tổ chức chính trị phản động, làm tình báo cho nước ngoài” hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thập kỷ 60, một số đảng viên bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại đã có những hoạt động chống lại Đảng, do nắm chắc tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện những hoạt động sai trái trên, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ và Bộ Chính trị. Do tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của vụ án, Bộ Chính trị phân cộng đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Trần Quốc Hoàn thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Tất cả các lực lượng nghiệp vụ của Ngành được huy động tham gia, trong đó Cục Bảo vệ cơ quan và văn hoá là lực lượng chủ công và thường trực vụ án. Kết quả, đã bắt hàng chục đối tượng, ngoài một số đối tượng được tha, số còn lại yêu cầu đi tập trung giáo dục cải tạo có thời hạn, góp phần phá vỡ âm mưu lật đổ chính quyền của các đối tượng.

lực lượng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh tham gia bảo vệ các sự kiện chính trị lớn của tỉnh

c) Đấu tranh với số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị

Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) tan rã, tình hình an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng này sinh nhiều phức tạp mới. Do tác động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch và tác động tình hình thế giới, trong nước đã xuất hiện số đối tượng bất mãn cơ hội chính trị trở thành chống đối, móc nối, liên kết với các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài, tạo chỗ dựa về tinh thần, vật chất hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng. Các đối tượng phản động gia tăng hoạt động biên soạn, tán phát tài liệu phủ định học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định lịch sử, phủ định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng; kích động gây chia rẽ nội bộ; xuyên tạc, bôi nhọ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, đòi bỏ chuyên chính vô sản và con đường đi lên CNXH… Lực lượng ANCTNB đã phối hợp với các đơn vị kịp thời lập chuyên án do lãnh đạo Bộ chỉ đạo. Đã áp dụng đồng bộ các biện pháp tranh với các nhóm đối tượng ở các địa phương trọng điểm như Tp. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hải Phòng… ngăn chặn được hoạt động quá khích của đối tượng. Kết quả công tác đấu tranh với số đối tượng cơ hội chính trị, lực lượng ANCTNB đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an giao.

d) Đấu tranh với hoạt động xâm phạm ANQG và TTATXH thông qua tài trợ, triển khai các dự án của các tổ chức phi Chính phủ Việt Nam

Thời gian qua, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam”, thông qua việc thúc đẩy hình thành phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây với mục đích lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để gây mất ổn định, tạo dựng ngọn cờ, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, các nhóm, các cá nhân có hoạt động phức tạp, mục đích từng bước hình thành tổ chức đối lập tiến tới thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Các thế lực thù địch tìm cách thâm nhập, chuyển hóa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tăng cường liên kết, phối hợp, tác động, can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và sửa đổi pháp luật Việt Nam.

Từ năm 2021 đến nay, lực lượng ANCTNB đã chủ động phát hiện nhiều vụ việc, xác lập, đấu tranh nhiều chuyên án, áp dụng quyết liệt nhiều đối sách, huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trọng và ngoài ngành Công an, ở Trung ương và địa phương. Kết quả, đã khởi tố nhiều vụ án, đưa các đối tượng cầm đầu ra xét xử theo dúng quy định của pháp luật, đã làm phá rã nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam có hoạt động phức tạp liên quan đến ANQG; đánh sập âm mưu tạo dựng các “ngọn cờ”, bóc gỡ các “mối liên kết” trong ngoài, giữa các tổ chức, cá nhân phức tạp với nhau; góp phần làm giảm hẳn và ngăn chặn âm mưu ý đồ lợi dụng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam để chống, phá Đảng và Nhà nước.

Từ năm 2013, qua công tác nắm tình hình, lực lượng ANCTNB đã phát hiện một số đối tượng thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển (SENA) đã lôi kéo một số đảng viên, cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu tham gia soạn thảo hàng chục tài liệu có nội dung phức tạp, độc hại về chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc, phê phán chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường đi lên CNXH, kêu gọi thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam và tán phát số lượng lớn, trong thời gian dài nhằm tác động nội bộ, gây chia rẽ trong Đảng, suy giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Lực lượng ANCTNB đã báo cáo, tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt 01 đối tượng về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo Điều 331) và tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 356 Bộ Luật Hình sự). Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá đây là vụ việc “mẫu mực” trong đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biên”, “tự chuyên hóa” mà Đảng, Nhà nước đã xác định.

e) Đấu tranh xử lý các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam

Ngày 04/7/2014, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” được tuyên bố thành lập do Phạm Chí Dũng làm Chủ tịch; số lượng thành viên ghi danh của Hội ban đầu là 92 người, phân bố ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Mục đích nhằm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, các vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc, phê phán vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ; phản biện các chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý xã hội, tự do báo chí; hỗ trợ, bênh vực cho số nhà báo có quan điểm, tư tưởng bất mãn, cơ hội chính trị; đấu tranh đòi Nhà nước bỏ Điều 88, 258, Bộ Luật Hình sự. Lực lượng ANCTNB đã sớm phát hiện các hoạt động sai trái và kịp thời để xuất xác lập chuyên án do Bộ chỉ đạo. Kết quả, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với các đối tượng đầu, cốt cán trong “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, gồm: Phạm Chí Dũng (Chủ tịch hội), Nguyễn Tưởng Thụy (Phó Chủ tịch), Lê Hữu Minh Tuấn (hội viên phụ trách tài chính) theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 05/01/2021, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên án với các bị cáo như sau: Phạm Chi Dũng 15 năm tù giam; Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn 11 năm tù giam. Cả 03 bị cáo đều phải chịu hình phạt bổ sung quản chế 03 năm sau khi hết hạn tù.

Theo đề cương tuyên truyền Cục An ninh chính trị nội bộ

(Còn nữa)