Nội dung, giải pháp xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

998
Đánh giá bài viết

Phần thứ ba

Nội dung, giải pháp xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

1.Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nội dung, biện pháp xây dựng người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.

– Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng học tập, quán triệt đến toàn thể CBCS Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”; “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử CAND trong tình hình mới”.

-Tổ chức cho CBCS nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đánh giá thực trạng thực hiện đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong quan hệ ứng xử với đồng chí, đồng đội và trong các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt tại nơi cư trú; gắn với kiểm điểm việc chấp hành điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương, thực hiện quy định về chuẩn mực đạo đức, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị. Tổ chức cho đảng viên, CBCS cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm túc điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương, giao tiếp ứng xử văn hóa, văn minh, lịch sự.

– Định kỳ hành tháng, trong sinh hoạt chi bộ, đơn vị, cấp ủy, thủ trưởng  đơn vị tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động  của đơn vị và mỗi đảng viên, CBCS về xây dựng bản lĩnh chính trị, thực hiện đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử; tư thế, lễ tiết, tác phong; tinh thần trách nhiệm trong công việc; đưa nội dung trao đổi, phổ biến kiến thức  về văn hóa ứng xử CAND là một trong những nội dung sinh hoạt của chi bộ, đơn vị.

2.Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng; tác phong chính chính quy trong công tác, chiến đấu và sinh hoạt; đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử; kỷ luật kỷ cương, tinh thần trách nhiệm của CBCS CAND

– Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc và CAND. Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, đảng viên  học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận theo quy định, gắn với thường xuyên cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng đối tượng CBCS, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đọa, chỉ huy.

– Chủ động đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm  sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân. Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”; “tự chuyển hóa” trong nội bộ từng công an đơn vị, địa phương đảm bảo mỗi cán bộ, chiến sĩ  CAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, không sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo, cám dỗ về vật chất của các thế lực thù địch và tội phạm.

– Duy trì nghiêm túc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tập huấn điều lệnh CAND theo quy định của BCA; tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành điều lệnh của CBCS, nhất là đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ thường xuyên tiếp xucs, giải quyết các công việc cho cơ quan, tổ chức và công dân.

3. Xây dựng, thực hiện các tiêu chí về phong cách người CAND có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng , tác phong chính quy trong công tác, chiến đấu và sinh hoạt; các quy định về quy tắc văn hóa ứng xử, về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa của CBCS CAND.

– Tổ chức các hội thảo, tọa đàm xây dựng các tiêu chí về phong cách người CAND như: Tiêu chí về phong cách bản lĩnh chính trị tư tưởng; tiêu chí về phong cách bản lĩnh trong công tác, chiến đấu; tiêu chí về phong cách trong quan hệ và sinh hoạt; tiêu chí về phong cách nhân văn, vì nhân dân phục vụ của CBCS CAND; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa; xây dựng, bổ sung tiêu chí văn hóa công sở; tiêu chí văn hóa ứng xử của từng lực lượng và quy định trách nhiệm nêu gương của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trong thực hiện văn hóa ứng xử CAND.

– Nghiên cứu xây dựng Bộ quy tắc văn hóa ứng xử CAND để thống nhất các chuẩn mực đạo đức, tiêu chí cơ bản về văn hóa ứng xử của CAND trong quan hệ giao tiếp với cơ quan, tổ chức, công dân; với các loại đối tượng quản lý, đấu tranh; giữa công an các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ để quán triệt, thực hiện thống nhất trong lực lượng.

4.Thường xuyên bồi dương kiến thức nghiệp vụ, pháp luật, năng lực thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp , ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ Công an.

– Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên đưa giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử vào nội dung các hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu sách về văn hóa ứng xử; tổ chức các cuộc tập huấn, thi tìm hiểu, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp cho CBCS, nhất là CBCS thuộc các đơn vị thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc với cơ quan, tổ chức và công dân.

– Tổ chức nghiên cứu, bổ sung nội dung giáo dục về bản lĩnh, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các học viện, trường CAND nhằm trang bị cho học viên, CBCS những kiến thức cơ bản về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp tỏng khi thi hành nhiệm vụ và trong các mối quan hệ xã hội.

– Học viện chính trị CAND chủ trì, phối hợp với Học viện ANND, Học viện CSND biên soạn tài liệu về văn hóa ứng xử để giảng dạy trong các học viện, trường CAND.

5.Tổ chức cho các ban ngành, đoàn thể, mặt trận Tổ quốc và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến về phong cách, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, tư thế tác phong, tinh thần trách nhiệm của CBCS CAND.

– Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính về TTXH; thường xuyên khảo sát sự hài lòng của nhân dân đối với CBCS các đơn vị có trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính với cơ quan, tổ chức và công dân.

– Chấn chỉnh công tác tiếp và giải quyết công việc cho các cơ quan, tổ chức, công dân; đặt hòm thư góp ý ngay tại trụ sở; công khai rộng rãi số điện thoại “Đường dây nóng”, điện thoại của Lãnh đạo, chỉ huy…để nhân dân đóng góp ý kiến với CAND.

– Duy trì tổ chức diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” lấy ý kiến đóng góp của các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận Tổ quốc về đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, ứng xử, tư thế, lễ tiết, tác phong của CBCS CAND; tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân khu dân cư để nghe ý kiến góp ý về đạo đức, lối sống tư thế, tác phong của CBCS Công an và hoạt động của đơn vị Công an cơ sở. Nghiên cứu, đề xuất Ban hành thông tư của Bộ Công an quy định việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với CAND.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

– Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ thông tin, truyền thông; Ban Tuyên giáo; Sở Thông tin, truyền thông các tỉnh, thành ủy, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương phối hợp chỉ đạo, định hướng tổ chức tuyên truyền sâu đậm về tình hình, kết quả triển thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vu”.

– Các báo, phát thanh, truyền hình CAND và chuyên mục “An ninh trật tự” của Công an trên các báo, đài địa phương mở chuyên mục, diễn đàn về xây dựng phong cách, bản lĩnh, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử CAND; tổ chức các diễn đàn trao đổi về bản lĩnh nghề nghiệp, hướng dẫn kỹ năng ứng xử cho CBCS Công an. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, “người tốt, việc tốt”, hình ảnh đẹp của những CBCS Công an gương mẫu, tận tụy, bản lĩnh, ứng xử văn hóa, vì nhân dân phục vụ; đồng thời nhắc nhở, phê bình những đơn vị, CBCS vi phạm điều lệnh, thiếu bản lĩnh, có tư thế, tác phong, ứng xử thiếu chuản mực khi tiếp xúc, giải quyết công việc đối với cơ quan, tổ chức và công dân.

– Công an các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động về thực hiện nếp sống văn hóa và văn hóa ứng xử CAND tại trụ sở cơ quan, phòng làm việc, nơi tiếp công dân.

– Tổng cục chính trị CAND chỉ đạo đơn vị chức năng (Nhà xuất bản CAND, Cục CTCT) biên tập, xuất bản các sách, tài liệu về văn hoá ứng xử; xây dựng danh mục sách về văn hóa ứng xử để trang cấp cho Công an đơn vị, địa phương; thành lập tủ sách chuyên đề “Văn hóa ứng xử CAND” tại các đơn vị thường xuyên giải quyết công việc liên quan đến cơ quan, tổ chức và nhan dân.

7.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trong việc xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ

Cấp ủy các cấp Công an tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm CBCS có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, nhất là đối với cán bộ, chiến sĩ có các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, có thái độ, lời nói không đúng mực đối với nhân dân, có tư thế, lễ tiết, tác phong thiếu chuẩn mực, vi phạm Điều lệnh CAND; đồng thời xác định trách nhiệm liên đới của lãnh đạo trực tiếp quản lý đơn vị khi để xảy ra CBCS vi phạm văn hóa ứng xử.

 

                                                                                                    BBT