Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

427
Đánh giá bài viết

Ngày 26/9/2017 UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

 

Ảnh minh họa.

 

Quy chế này quy định nội dung, biện pháp phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự  (ANTT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Mục đích phối hợp

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT tại địa phương theo hướng:

a) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh;

b) Phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh;

c) Tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với cơ sở kinh doanh.

2. Phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin về hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh; cung cấp thông tin về cơ sở kinh doanh cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

3. Phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do hoạt động của cơ sở kinh doanh gây ra cho xã hội.

4. Đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh phát triển phù hợp với quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Công an tỉnh:

  1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất và triển khai, thực hiện quản lý nhà nước về ANTT đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn toàn tỉnh.
  2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh theo quy đinh tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và cấp giấy chứng nhận kết quả huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các đối tượng làm việc trong cơ sở kinh doanh; phê duyệt phương án chữa cháy và phương án cứu nạn, cứu hộ.
  3. Thẩm định hồ sơ trước khi cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho các cơ sở kinh doanh; thực hiện chế độ hậu kiểm đối với người chịu trách nhiệm về ANTT và các điều kiện thực tế tại cơ sở kinh doanh.
  4. Hướng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo ANTT cho các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.
  5. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về ANTT đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định.
  6. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm ANTT đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Tổ chức triển khai thực hiện

  1. Công an tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này; đôn đốc các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 01 năm hoặc đột xuất.
  2. UBND cấp huyện căn cứ nội dung Quy chế này ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý nhà nước về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.
  3. Các cơ quan tham gia Quy chế, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị cấp huyện thuộc ngành thực hiện Quy chế phối hợp.

Tiêu Dao