Quy định số người tham gia khám nghiệm, mổ tử thi

652
Đánh giá bài viết

Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định chế độ bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm, mổ và khai quật tử thi.

 

Ảnh minh họa.

 

Theo đó, số lượng cán bộ được phân công khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi gồm:

– Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.

– Phân công 01 điều tra viên, 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.

– Phân công không quá 02 điều tra viên, không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.

– Phân công 01 thẩm phán khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

Ngoài ra, còn có một số quy định khác như sau:

Điều 3. Mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định

1. Mức 150.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser; giám định dấu vết đường vân phải phát hiện dấu vết không thuộc khoản 3 Điều này; giám định ADN xác định huyết thống cha, mẹ – con từ người sống mà mẫu giám định không bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; giám định hình thái động vật, thực vật, vi sinh vật, vi sợi, dấu vết sinh vật từ cơ thể người không thuộc khoản 3 Điều này.

3. Mức 500.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Ninhydrin, Iot, hạt nh, Amilo Black để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 4. Thời gian giám định

1. Thời gian giám định được tính từ bước giám định đến khi có kết luận giám định. Thời gian giám định không được vượt quá thời hạn giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

2. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Điều 5. Số người giám định trong một vụ giám định

1. Đối với trường hợp giám định thông thường: thực hiện giám định cá nhân theo quy định của Luật giám định tư pháp.

2. Đối với trường hợp giám định tập thể thực hiện: không quá 03 giám định viên và 03 người giúp việc.

3. Đối với trường hp giám định do Hội đồng giám định thực hiện: số lượng giám định viên do Bộ trưởng quyết định, số lượng người giúp việc không vượt quá số lượng giám định viên.

4. Trường hợp trong một trưng cầu giám định có yêu cầu nhiều lĩnh vực chuyên môn giám định khác nhau thì sgiám định viên và người giúp việc cho giám định viên mi lĩnh vực giám định không vượt quá số người thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./.

 

Theo Cổng TTĐT Bộ Công an