Sẵn sàng cho Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

627
Đánh giá bài viết

 

Hiện nay,Tập Đoàn Điện lực Việt Nam  đang phối hợp với tỉnh Quảng Bình tích cực khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư các hộ dân Chòm 1, 2, 3 thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông vào khu tái định cư để chuẩn bị khởi công dự án vào đầu quý III năm 2019, dự kiến đến năm 2023 sẽ hoàn thành đưa nhà máy vào hoạt động. Đối với dự án Nhiệt điện Quảng Trạch II, đã hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

“Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững…Nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đưa công nghiệp trở thành nền kinh tế trọng điểm…”- Đó chính là mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Để làm được điều này, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, thân thiện cho các nhà đầu tư…Nhờ đó thu hút được nhiều dự án công nghiệp, dịch vụ của các Tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Vin Group, Tập đoàn FLC…trong đó các Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và II với công suất 2.400 MW thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch là các dự án mang tính động lực, có ý nghĩa đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

 

Mô hình Nhà máy Nhiệt điện Quảnh Trạch I, II thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Ảnh Internet

 

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạc là dự án điện cấp bách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Quan điểm cơ bản của Quy hoạch này là phát triển ngành điện phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội nhằm đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Đối với tỉnh Quảng Bình, đây là một trong những dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo sự đột phá để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình.

Theo phê duyệt của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4359/QĐ-BCT ngày 21/11/2018 Trung tâm Điện lực Quảng Trạch được xây dựng tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 540,5 ha bao gồm 330,5ha diện tích đất liền và 210ha diện tích mặt nước biển. Trung tâm Điện lực Quảng Trạch có 2 dự án: Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I có công suất 2 x 600MW; Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II công suất 2 x 600MW. Điện năng sản xuất hàng năm khoảng 16,8 tỷ KWh, điện năng phát lên thanh cái khoảng 15,6 tỷ KWh. Cấp điện áp đấu nối với hệ thống điện Quốc gia 500KV.

Về mặt công nghệ, nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I sử dụng công nghệ lò hơi tiên tiến trên thế giới hiện nay, đó là công nghệ siêu tới hạn SC (Super Critical) giúp nhà máy đạt được hiệu suất cao (cao hơn khoảng 3%-5% so với công nghệ cận tới hạn đang được sử dụng cho một số nhà máy nhiệt điệt như Nghi Sơn I, Vĩnh Tân 2…) và lượng phát thải CO2, SOx  và NOx thấp hơn. Đồng thời nhà máy sẽ đầu tư lắp đặt các hệ thống xử lý khói thải, nước thải và xử lý tro xỉ với công nghệ tiên tiến nhất, hạn chế tối đa sự phát thải ra môi trường, đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành. Bên cạnh đó tro xỉ của nhà máy nhiệt có thể được tận dụng làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp. Hiện nay đã được các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng địa phương (Công ty xi măng Sông Gianh; Văn Hóa…) cam kết tiêu thụ. Trong trường hợp không tiêu thụ hết, phần còn lại được vận chuyển ra bãi xỉ bằng phương pháp thải tro xỉ kiểu thủy lực bằng đường ống kín, đồng thời bãi xỉ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tránh tuyệt đối hiện tượng bụi xỉ, tro bay phát tán ra môi trường xung quanh. Tro bay và xỉ đấy lò được bơm đến bùn xỉ dưới dạng bùn loãng. Từ bể bùn xỉ, tro xỉ được bơm ra ngoài bãi xỉ bằng 2 đường ống (1 làm việc, 1 dự phòng). Trong trường hợp này, nước thải xỉ sẽ được thu hồi tại bãi xỉ để đưa trở lại bể nước xỉ để tiết kiệm nguồn nước ngọt. Nguồn nước thải sau xử lý của dây chuyền xử lý nước thải cũng được đưa bến bể nước xỉ. Bãi xỉ có diện tích trong lòng khoảng 32ha, được bảo xung quanh bởi đập cao 10M. Kết cấu đáy bãi xỉ và mái đập phía trong lòng bãi thải xỉ bao gồm các lớp: Lớp đất cấp phối, Lớp màng chống thấm HDPE, Lớp màng sét chống thấm GCL, Lớp đất nền đầm chặt. Do vậy đảm bảo tro xỉ được lưu chứa trong bãi xỉ cũng như không bị rò rỏ nước thải xỉ ra môi trường bên ngoài.

 

Hình 1: Sơ đồ khối Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I. Ảnh Internet

 

Hình 2: Sơ đồ các hệ thống xử lý các chất phát thải trong nhà máy. Ảnh Internet

 

 

Việc đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch mang lại nhiều tác động tích cực như: Đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế quốc dân, làm tăng độ an toàn và ổn định cho hệ thống lưới điện Quốc gia, đáp ứng quy hoạch điện VII điều chỉnh. Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khu vực nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Với quy mô đầu tư lớn, dự án sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế dịch vụ trong vùng, các ngành công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, cơ khí, dịch vụ …của tỉnh. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng cao điểm có thể thu hút khoảng ơn 4.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động khác trong các lĩnh vực dịch vụ, vật liệu cây dựng, vận chuyển…Bên cạnh đó nhân lực để phục vụ công tác quản lý vận hành cho cả 02 nhà máy dự kiến khoảng 1000 người, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, đặc biệt là lao động có trình độ cao. Khi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I đi vào vận hành sẽ đóng góp vào ngân sách của tỉnh Quảng Bình khoảng 1.200 tỷ đồng/năm (cả 02 nhà máy khoảng 2.400 tỷ đồng).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư trong xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I đã thực hiện cam kết sẽ tuân thủ Quy hoạch, sử dụng công nghệ hiện đại (công nghệ lò hơi siêu tới hạn) trong quá trình triển khai thực hiện dự án cũng như khi nhà máy đi vào vận hành; thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt; các chương trình quản lý và giám sát môi trường, cam kết với cộng đồng, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực nhất…sẽ được Chủ đầu tư thực hiện theo đúng cam kết.

 

BBT