Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Quảng Bình

  1. MỤC ĐÍCH

Quy định nội dung, trình tự và trách nhiệm trong việc Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Quảng Bình.

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

– Áp dụng đối với hoạt động Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân tại Công an tỉnh Quảng Bình.

– Phòng Thanh tra triển khai thực hiện quy trình này.

  1. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015.

– Mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong Công an nhân dân.

– Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.1.

  1. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

– BCA: Bộ Công an.

– CAT: Công an tỉnh.

  1. NỘI DUNG QUY TRÌNH
5.1 Cơ sở pháp lý
   – Luật Tố cáo, ngày 12 tháng 6 năm 2018;

– Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo;

– Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 22 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

– Thông tư số 54/2017/TT-BCA, ngày 15 tháng 11 năm 2017, sửa đổi bổ dung Điều 1 Thông tư số 60, ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.

– Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03 tháng 8 năm 2020, của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

5.2 Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
   – Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

– Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định của Luật Tố cáo (bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

5.3 Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
   Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:

– Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

– Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;

– Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;

– Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;

– Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;

– Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;

– Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;

– Các tài liệu khác có liên quan.

x  
   Hồ sơ giải quyết lại vụ việc tố cáo (nếu có) bao gồm:

– Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;

– Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;

– Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc  tố cáo;

– Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.

x  
5.4 Số lượng hồ sơ
01 (một)bộ hồ sơ.
5.5 Thời hạn giải quyết
– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

– Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với Giám đốc Công an tỉnh. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, Giám đốc Công an tỉnh xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp.

5.6 Nơi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả
   – Nơi tiếp nhận hồ sơ: bưu điện Công an tỉnh Quảng Bình;

– Nơi trả kết quả: Công an tỉnh Quảng Bình.

5.7 Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả
   Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết).
5.8 Lệ phí
Không.
5.9 Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/

Kết quả

B1    Chuẩn bị hồ sơ, đơn tố cáo. Cá nhân   Theo mục 5.3
B2    Xử lý ban đầu thông tin tố cáo:

– Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

– Giám đốc Công an tỉnh;

– Trưởng phòng hoặc Thủ trưởng tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh

 

– Trong thời hạn 07 ngày đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo.

 

 

 

 

 

 

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo.

 

 

Mẫu 22. Thông báo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo

B3     Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp, thanh tra kiêm nhiệm (nếu có) hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Giám đốc Công an tỉnh;

– Trưởng phòng hoặc Thủ trưởng tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh

– Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn tố cáo.

– Vụ việc phức tạp thì gia hạn giải quyết tố cáo 01 lần nhưng không quá 30 ngày.

– Vụ việc đặc biệt phức tạp thì gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Giờ hành chính

– Mẫu 23. Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo.

– Mẫu 24. Quyết định về việc xác minh nội dung tố cáo.

– Mẫu 25. Quyết định về việc gia hạn xác minh nội dung tố cáo.

– Mẫu 27. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.

B4    Ban hành kết luận nội dung tố cáo:

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

– Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

– Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

– Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

– Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

– Giám đốc Công an tỉnh;

– Trưởng phòng hoặc Thủ trưởng tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh

Mẫu 28. Kết luận về nội dung tố cáo
B5    Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

– Giám đốc Công an tỉnh;

– Trưởng phòng hoặc Thủ trưởng tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh

Trong thời hạn 07 ngày làm việc Mẫu 29. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo
B6    Làm thủ tục kết thúc hồ sơ theo quy định Cán bộ được giao 01 ngày  
B7    Thống kê và theo dõi Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ 01 ngày – Cập nhật vào phần mềm quản lý đơn;

– Ghi chép vào sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Lưu ý Giải quyết lại vụ việc tố cáo, quá thời hạn (Điều 37,Điều 38 Luật Tố cáo năm 2018).

Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo kèm theo biểu mẫu (hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng các biểu mẫu này và biểu mẫu chưa đầy đủ). Tuy nhiên Nghị định không hủy bỏ Thông tư số 54/2017/TT-BCA của Bộ Công an, nên Công an các đơn vị, địa phương vẫn linh hoạt sử dụng biểu mẫu giải quyết tố cáo theo Thông tư 54.

  1. BIỂU MẪU
TT Mã hiệu Tên biểu mẫu
1 Mẫu số 22 Thông báo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo
2 Mẫu số 23 Quyết định về việc thụ lý giải quyết tố cáo
3 Mẫu số 24 Quyết định về việc xác minh nội dung tố cáo
4 Mẫu số 25 Quyết định về việc gia hạn thời gian xác minh nội dung tố cáo
5 Mẫu số 27 Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo
6 Mẫu số 28 Kết luận về nội dung tố cáo
7 Mẫu số 29 Thông báo kết quả giải quyết tố cáo
8 Mẫu số 30 Thông báo về việc không giải quyết lại nội dung tố cáo
Một số biểu mẫu khác.
  1. HỒ SƠ CẦN LƯU

Hồ sơ đề nghị Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân gồm những thành phần sau:

TT Hồ sơ lưu
1. Các tài liệu liên quan đến việc Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân
2. Cập nhật vào phần mềm “hệ thống quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong CAND”
3. Sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo
4. Các hồ sơ khác có liên quan
     Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *